Header image

Explore all articles in Software Development

React application rs

How-to

Software Development

+0

    A Better Way To Use Services In React Application

    Sometimes you have/want to create and use a service in your application for the DRY principle. But do you know exactly what is a service? And what is the best way to use services in React applications? Hi everyone! It's nice to meet you again in React related series. In the previous article, we discussed about effective state management in React, we learned about Context: what is it? when to use it? One of the use cases is using a context to share a collection of services through the components tree, but what kind of things can be called a service? And how is it integrated into React application? Let's discover the following sections: What is a Service? Service is just a group of helper functions that handle something particularly and can be reused across application, for example: Authentication Service that includes authentication status checking, signing in, signing out, getting user info …Http Service that handles request header, request method, request body … How to use? There are different kinds of implementation and usage, I just provide my favorite one that follows Angular module/services provider concepts. Create a service A service is a JavaScript regular class, nothing related to React. export default class ApiService { constructor() {} _setInterceptors() {} _handleResponse_() {} _handleError_() {} get() {} post() {} put() {} delete() {} } export default class AuthService { constructor() {} isAuthenticated() {} getUserInfo() {} signIn() {} signOut() {} } Create a Context Create a context with provider and pass services as props. import { createContext, useState } from 'react'; import { ApiService, AuthService } from '@services'; const services = { apiService: new ApiService(), authService: new AuthService() }; const AppContext = createContext(); const { Provider } = AppContext; const AppProvider = ({ children }) => { return <Provider value={{ services }}>{children}</Provider>; }; export { AppContext, AppProvider } Use a context Place a context provider at an appropriate scope, all consumers should be wrapped in it. import { AppProvider } from './context/AppContext'; import ComponentA from './components/ComponentA' const App = () => { return ( <AppProvider> <div className="app"> <ComponentA /> </div> </AppProvider> ); }; export default App; Inside a child component, use React hooks useContext to access services as a context value. import { useContext, useEffect } from 'react'; import { AppContext } from '../context/AppContext'; const ChildComponent = () => { const { services: { apiService, authService } } = useContext(AppContext); useEffect(() => { if (authService.isAuthenticated()) { apiService.get(); } }, []); return <></>; } export default ComponentA; Above are simple steps to integrate services with context. But it would be complicated in the actual work. Consider organizing context with approriate level/scope. My recommendation is to have two kinds of service contexts in your application: App Services Context to put all singleton services. Bootstrap it once at root, so only one instance for each is created while having them shared over the component tree.For others, create separate contexts and use them anywhere you want and whenever you need. Alternatives Service is not the only one way to deal with reusable code, it depends on what you intend to do, highly recommend to: Use a custom hook, if you want to do reusable logic and hook into a state.Use a Higher-order component, if you want to do the same logic and then render UI differently. Reference Does React Context replace React Redux?React RetiX - another approach to state management Author: Vi Nguyen

    31/08/2022

    3.9k

    How-to

    +1

    • Software Development

    31/08/2022

    3.9k

    A Better Way To Use Services In React Application

    context-or-redux

    Software Development

    +0

      Does React Context Replace React Redux?

      Table of contents What is Context?How and when to use a Context?When to use Redux?Does Context replace Redux? context-or-redux-1024x768 As you all know, nowadays, React has become one of the most famous JavaScript libraries in the world. It's easy to learn and use. It comes with a good supply of documentation, tutorials, and training resources. Any developer who comes from a JavaScript background can easily understand and start creating web apps using React in a few days with the main concepts: JSXRendering ElementsComponents and PropsState and LifecycleHandling Events But to become an expert in React, it would take more time. You have to deep dive into advanced things: Higher-Order componentsContextCode-SplittingAvoiding unexpected rerenderEspecially, Effective state management When it comes to state management in React applications, we instantly think about React Redux. This is a favorite and widespread tool across developer's communities and applications. Recently, a lot of questions have come to us about using React Context as an alternative for React Redux. To answer those questions, have a brief of React Context first. What is the context? The context was originally introduced for passing props through the component tree, but since newer versions, React provided the powerful feature that allows updating context from a nested component. Meanwhile, Context can now be a state management tool. Let's see how easy it works? Context with Hooks There are many ways to integrate Context, in this article, I just demo the simplest one Create a context import { createContext } from 'react'; export const ThemeContext = createContext(defaultTheme); So simple, createContext is the built-in function that allows you to create a context with default value. Create a provider A provider allow consuming components to subscribe to context changes const { Provider } = ThemeContext; const ThemeProvider = ( { children } ) => { const theme = { ... }; return <Provider value={{ theme }}>{children}</Provider>; }; Create a consumer The simplest way to subscribe to the context value is to use the useContext hook. export const ThemeInfo = () => { const { theme } = useContext(ThemeContext); return ( <div>backgroundColor: {theme?.background}</div> ); } A consumer must be wrapped inside a Provider if not it would not be noticed and then re-render when context data changes. <App> <ThemeProvider> <ThemeInfo></ThemeInfo> </ThemeProvider> </App> Update the context from a consumer It is sometimes necessary to update the context from consumers, context itself doesn't provide any method to do that, but together with hooks, it can be easy: Use useState to manage context valuesetTime is passed as a callback const { Provider } = ThemeContext; const ThemeProvider = ( { children } ) => { const [theme, setTheme] = useState(defaultTheme); return <Provider value={{ theme, setTheme }}>{children}</Provider>; }; From a consuming component, we can update the context value by executing the callback provided by context export const ButtonChangeTheme = () => { const { setTheme } = useContext(ThemeContext); return ( <button onClick={() => setTheme(newTheme)}>Change</button> ); } Again, don't forget to wrap ButtonChangeTheme consumer inside ThemeProvider <App> <ThemeProvider> <ButtonChangeTheme></ButtonChangeTheme> </ThemeProvider> </App> When to use context? As official guideline Context is designed to share data that can be considered global for a tree of React components. Below are common examples of data that Context can cover: Application configurationsUser settingsAuthenticated userA collection of services How to use context in a better way? As mentioned before, when the context value changes, all consumers that use the context will be immediately re-rendered. So putting it all into one context is not a good decision. Instead, create multi-contexts for different kinds of data. EX: one context for Application configurations, one for Authenticated user and others.Besides separating unrelated contexts, using each in its proper place in the component tree is equally significant.Integrate context adds complexity to our app by creating, providing, and consuming the context, so drilling props through 2-3 levels in a tree component is not a problem(Recommended to use instead of context)Restrictively apply context for high-frequency data updated, because context is not designed for that.​ What about React Redux? Unlike Context, React Redux is mainly designed for state management purposes, and covers it well. However, take a look at some highlights from Redux team: Not all apps need Redux. It's important to understand the kind of application you're building, the kinds of problems that you need to solve, and what tools can best solve the problems you're facing. You'll know when you need Flux. If you aren't sure if you need it, you don't need it. Don't use Redux until you have problems with vanilla React. Those recommendations clearly answer the question: When to use Redux? Conclusion So, Does React Context replace React Redux? The short answer is no, it doesn’t. React Redux and React Context can be used together instead of as alternatives. But how to use them together? It depends. If you understand the main concepts for each: React Context is designed for props drilling, it also has ways to update context data, but is recommended to deal with the simple follow of data changes.Redux is built for state management, especially for the frequently updated states used at many places in the application. Based on that you can easily decide what should be implemented in your application. In the end, try to use Context first, if something is not covered by Context, it's time to use Redux. Enjoy coding! Reference Context official docsRedux FAQ: generalIf you are not interested in using Redux, you can check out React RetiX for a different approach to state management.I can not remember all the sources I have read, but it helps a lot in having comparison between Context and Redux. Thank you and sorry for not listing them all in this article!​ Author: Vi Nguyen

      17/06/2022

      1.14k

      Software Development

      +0

        17/06/2022

        1.14k

        Does React Context Replace React Redux?

        API_introduction_img_001

        Software Development

        +0

          Giới Thiệu Về API Là Gì?

          Xin chào các bạn, mình là Thắng, thành viên team QC của SupremeTech. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cho các bạn về một khái niệm rất quen thuộc trong kiểm thử nói riêng mà còn trong ngành IT nói chung, đó là API. Mình nhớ khoảng thời gian đầu tiên khi mình bắt đầu nhận việc trong một dự án với yêu cầu chỉ có API; lúc đó mình còn chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm cùng với sự tự tin về mảng này. Có rất nhiều câu hỏi trong đầu mình như phải tìm hiểu thế nào? Kiểm thử ra sao? Và sau đó mình đã cố gắng học hỏi và thực hành rất nhiều, sau cùng mình nhận ra API không quá khó như lúc đầu mình nghĩ, ít nhất mình đã có được kinh nghiệm và kiến thức để tự tin áp dụng vào trong dự án. Ở đây, mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn những gì mình đã tìm hiểu, đã áp dụng vào thực tế, để mọi người có góc nhìn khác khi một tester nhìn vào API thì sẽ như thế nào nhé. API là gì? API là viết tắt của cụm từ Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface). API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng. Và từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Một cách dễ hiểu thì API là một trung gian phần mềm cho phép hai ứng dụng giao tiếp với nhau. Ví dụ về API trong thực tế Tưởng tượng bạn bước vào một nhà hàng, bạn đặt món, nhân viên phục vụ sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn và đưa vào nhà bếp, sau đó sẽ mang ra món ăn đúng với yêu cầu của bạn. Trong ví dụ trên, API là nhân viên phục vụ, đã giúp bạn và đầu bếp giao tiếp với nhau. Bây giờ hãy nghĩ về một trường hợp ứng dụng API trong thực tế nhé. Giả sử bạn đi du lịch, bạn sẽ vào trang web của các hãng hàng không nhằm kiểm tra chuyến bay, giá cả, số ghế,… Nhưng vấn đề ở đây là có quá nhiều hãng hàng không và bạn lại không muốn mất thời gian cho những việc thế này, thay vào đó, bạn có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến trung gian nhiều tiện ích như Traveloka hay Expedia. Những dịch vụ đó sẽ tương tác với API của các hãng hàng không để hiển thị cho bạn các thông tin liên quan không chỉ của một mà còn của nhiều hãng bay khác nhau, từ đó giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều gian và công sức. API thật tuyệt vời đúng không! HTML là gì? Khoảng thời gian sau khi World Wide Web (WWW) được ra đời vào cuối những năm 1980, nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điện tử trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Vào thời điểm đó, các tập tin siêu văn bản HTML được đưa lên web và người sử dụng có thể đọc được nội dung một cách dễ dàng. HTML là viết tắt của từ HyperText Markup Language - Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản. Đây là một loại ngôn ngữ nhằm định dạng trang web thông qua các thẻ (tag) nhằm giúp cho máy tính hiểu được bố cục và cấu trúc của trang web và hiển thị trang web đó. Tuy nhiên lập trình viên chỉ có thể sử dụng những tag được quy định sẵn trong HTML khiến cho việc mở rộng hay tạo ra những nội dung mới trên website khá khó khăn. Một vấn đề khác nữa là HTML chỉ đơn thuần là ngôn ngữ trình bày nội dung, nó không có chức năng lưu trữ hay trao đổi dữ liệu giữa các máy tính với nhau, nghĩa là các hệ thống không thể tương tác với nhau như cập nhật giá cả hàng ngày chẳng hạn. XML là gì? Do đó XML - Extensible Markup Language được ra đời với sứ mệnh tạo ra các tài liệu web cho cả người và máy tính đều có thể dễ dàng đọc được, khiến Internet thực sự trở thành một mạng lưới liên kết đúng nghĩa thật sự. XML được phát triển bởi mười một người đóng góp tại W3C vào năm 1997. XML, đúng như tên gọi của nó (Extensible - mở rộng), đã giải quyết được một vài vấn đề của HTML như thay vì sử dụng các tag có sẵn thì XML cho phép các lập trình viên tự tạo ra các tag của chính mình, từ đó cho phép họ thể hiện được nhiều nội dung hơn trên website, và đặc biệt là XML cho phép gói dữ liệu vào trong nội dung văn bản và trao đổi giữa các hệ thống với nhau. Trước khi XML ra đời thì các hệ thống vẫn có thể trao đổi dữ liệu với nhau nhưng đó là một quy trình rất phức tạp và phải thống nhất rất nhiều quy tắc, dẫn tới việc nếu trao đổi dữ liệu lớn thì sẽ xảy ra tình trạng bị mất dữ liệu trong lúc chuyển đổi. Với XML, lập trình viên có thể khai báo trước các tag của mình và các hệ thống đều có thể đọc được và tương tác với nhau dễ dàng hơn. Mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu nhé. Trong HTML có một thẻ tag là <title> nhằm khai báo tiêu đề trang web. Cấu trúc sẽ như thế này: <!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Supremetech blog</title> </head> <body> </body> </html> Trong khi đó, với XML bạn có thể tự khai báo thẻ tag <title> với nhiều mục đích khác nhau như tiêu đề trang web và tiêu đề một quyển sách hiển thị trên trang web đó mà không lo bị lỗi: <?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <page> <head> <title>Book store</title> </head> <body> <library> <book> <title>Harry Potter</title> <author>J.K Rowling</author> </book> <book> <title>Sherlock Holmes</title> <author>Conan Doyle</author> </book> </library> </body> </page> Các bạn có thể thấy thẻ tag <title> nằm trong thẻ <head> sẽ được máy tính hiểu là tiêu đề của trang, còn thẻ <title> nằm trong thẻ <book> sẽ được hiểu là tiêu đề của quyển sách. SOAP và RESTful Sau khi hiểu được API là gì, các bạn sẽ thấy API vô cùng quan trọng trong thời đại số như hiện nay. Và như một điều hiển nhiên, mọi thứ sau khi phát triển một thời gian sẽ hình thành những quy tắc chung. Sau đây mình sẽ giới thiệu 2 chuẩn phổ biến là SOAP là RESTful. SOAP Sau khi XML ra đời, một vài kỹ sư tại Microsoft đã phát triển SOAP. SOAP là một tiêu chuẩn dựa hoàn toàn vào XML để chuẩn hóa việc giao tiếp giữa server và thiết bị (client), từ đó giúp cho việc phát triển API tốt hơn. Sau khi SOAP xuất hiện, đặc biệt vào năm 2000, SOAP đã được Microsoft và IBM thúc đẩy và trở nên phổ biến. Một số công ty và các tập đoàn lớn đã sử dụng SOAP như HP hay Oracle cho các chương trình của họ. Một vấn đề khá lớn của SOAP là có quá nhiều quy tắc phải tuân thủ khiến cho lập trình viên thấy nó quá khó để sử dụng. Mặc dù việc có nhiều quy tắc cũng là một ưu điểm của SOAP bởi vì nhờ đó các lập trình viên có thể tạo ra các hệ thống độc lập nhưng vẫn giao tiếp tốt với nhau. Từ khả năng giao tiếp tốt đó, các hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống liên quan sẽ được quản lý và phát triển một cách dễ dàng hơn. RESTful Một nhà khoa học máy tính tên Roy Fielding đã nhìn ra vấn đề đó và giới thiệu tiêu chuẩn REST trong luận văn tiến sĩ của mình với mục đích duy nhất: tạo ra tiêu chuẩn giúp cho các server đều có thể giao tiếp được với nhau. Nếu như SOAP sử dụng XML để tạo request và response thì RESTful có thể tạo request với một URL đơn giản đi cùng với các phương thức (method) như GET, POST, PUT, DELETE và response trả về cũng được viết ở nhiều dạng như JSON hay CSV. Bạn hãy nhìn vào ví dụ dưới đây về request và response của API dùng để xem giá cả nếu được viết dưới dạng XML theo tiêu chuẩn SOAP: Request <?xml version="1.0"?> <soap:Envelope xmlns:soap="http://www.w3.org/2003/05/soap-envelope/" soap:encodingStyle="http://www.w3.org/2003/05/soap-encoding"> <soap:Body> <m:GetPrice xmlns:m="https://www.w3schools.com/prices"> <m:Item>Apples</m:Item> </m:GetPrice> </soap:Body> </soap:Envelope> Response: <?xml version="1.0"?> <soap:Envelope xmlns:soap="http://www.w3.org/2003/05/soap-envelope/" soap:encodingStyle="http://www.w3.org/2003/05/soap-encoding"> <soap:Body> <m:GetPriceResponse xmlns:m="https://www.w3schools.com/prices"> <m:Price>1.90</m:Price> </m:GetPriceResponse> </soap:Body> </soap:Envelope> Source: W3C Rất là rắc rối và phức tạp đúng không nào. Trong khi đó nếu ta cũng dùng API gọi thông tin về giá sản phẩm theo RESTful thì chỉ cần gửi request tới URL (https://www.w3schools.com/prices), chọn method là GET thì sẽ có response dưới dạng JSON như sau: { "Apple": "1.90" } Nhìn vào API theo tiêu chuẩn RESTful bạn cũng nhận ra nó đơn giản và dễ dùng hơn SOAP đúng không? Đó là lí do mà vì sao RESTful được sử dụng rất nhiều vào ngày nay. Một lí do khác là vào thời điểm những năm 2000, Internet phát triển cực kì mạnh mẽ, đặc biệt là mảng thương mại điện tử. Rất nhiều tập đoàn lớn lúc đó đã phát triển API của mình để nhiều bên có thể truy cập vào dữ liệu sản phẩm của họ. Lúc đó Salesforce là một trong những người tiên phong cung cấp API của mình dưới tiêu chuẩn SOAP nhưng lại không được nhiều lập trình viên ưa chuộng vì tài liệu hướng dẫn sử dụng hơn 400 trang. Trong khi đó, Ebay, mặt khác lại cung cấp API theo chuẩn RESTful và đã đạt được sự thành công đáng kể so với đối thủ là Salesforce lúc bấy giờ khi mà nhiều bên cảm thấy API theo chuẩn RESTful dễ truy cập và dễ sử dụng. Kể từ đó là thời kì phát triển mạnh mẽ của RESTful API, nhiều ông lớn đã đi theo Ebay như Amazon, Flickr,… Dưới đây là sơ đồ thống kê mức độ phổ biến các chuẩn API vào năm 2014: Source Dưới góc độ kiểm thử và sự phổ biến của RESTful nên mình sẽ nói kỹ hơn về chuẩn này nhé. Hình ví dụ ở trên minh họa một cách đơn giản về nguyên lý hoạt động của API theo tiêu chuẩn RESTful. Hãy lấy lại ví dụ ở phần trước đó về việc bạn sử dụng Traveloka để xem thông tin về chuyến bay nhé. Bạn vào mục tra cứu chuyến bay trên web Traveloka, sau bước này thì website - client sẽ gửi request theo giao thức HTTP tới server của hãng bay. Tùy thuộc vào phương thức - method bạn gửi thì server sẽ có những xử lý tương ứng. Trong RESTful sẽ có 4 phương thức cơ bản sau đây: GET (SELECT): Trả về một Resource hoặc một danh sách Resource.POST (CREATE): Tạo mới một Resource.PUT (UPDATE): Cập nhật thông tin cho Resource.DELETE (DELETE): Xoá một Resource. Những phương thức hay hoạt động này thường được gọi là CRUD tương ứng với Create - Tạo, Read - Đọc, Update - Sửa, Delete - Xóa. Ví dụ ở đây bạn muốn xem thông tin về chuyến bay thì method client dùng sẽ là GET nhằm lấy về danh sách các chuyến bay theo yêu cầu của bạn. Sau khi server nhận được request của Client sẽ tiến hành trả về dữ liệu phù hợp response. Dữ liệu trả về thường được viết dưới dạng JSON hoặc XML tùy thuộc vào tính chất của dự án. Dữ liệu trả về gồm có cấu trúc như sau (mình sẽ để dưới dạng JSON nhé): { "status_code": 200, "data": [ { "name": "LH370", "Time": "Mar 29, 2022", "City": "DNG" }, { "name": "LH370", "Time": "Mar 29, 2022", "City": "HCM" } ], } Các bạn có thể thấy ở response có dòng “status_code”, biến này sẽ cho chúng ta biết được trạng thái của response trả về. Các mã sẽ được phân thành các nhóm như sau: 2xx: Successful responses / Phản hồi thành công:200 OK – Trả về thành công cho những phương thức GET, PUT, PATCH hoặc DELETE.201 Created – Trả về khi một Resource vừa được tạo thành công.204 No Content – Trả về khi Resource xoá thành công.3xx: Redirects / Điều hướng304 Not Modified – Client có thể sử dụng dữ liệu cache.4xx: Client errors / Lỗi phía client400 Bad Request – Request không hợp lệ401 Unauthorized – Request cần có auth.403 Forbidden – bị từ chối không cho phép.404 Not Found – Không tìm thấy resource từ URL5xx: Server errors / Lỗi phía máy chủ500 Server Error: domain, hosting hết hạn, hoặc dừng server đột ngột để test502 Bad Gateway503 Service Unavailable Web services là gì? Phân biệt API và web services Và lúc này khái niệm web services trở nên phổ biến. Giờ chúng ta tìm hiểu thêm một khái niệm mới nhé. Nói một cách khái quát, web services là những tài nguyên có sẵn trên internet, là dịch vụ cung cấp một số chức năng mà các ứng dụng khác có thể sử dụng. Chức năng này có thể bao gồm xử lý thanh toán, đăng nhập và lưu trữ cơ sở dữ liệu. Cả API và web services đều đóng vai trò giúp cho các ứng dụng giao tiếp được với nhau. Điểm khác biệt cơ bản giữa API và web services đó là web services giúp các ứng dụng giao tiếp với nhau trên Internet nhưng API có thể giúp các ứng dụng giao tiếp với nhau mà không cần Internet. Chúng ta có thể nói tất cả web services là API nhưng không phải API nào cũng là web services. Hơi rắc rối đúng không nào, mình sẽ lấy một ví dụ cho bạn dễ hình dung nhé: Hầu như trong cuộc sống ngày nay chúng ta luôn có sẵn ứng dụng Facebook trên điện thoại của mình. Khi bạn bắt gặp một khoảnh khắc nào đó và muốn chụp một bức hình để chia sẻ cho bạn bè cũng xem, bạn sẽ bấm vào biểu tượng máy ảnh trên Facebook và nó sẽ mở màn hình chụp ảnh cho bạn. Lúc này Facebook sẽ gọi API máy ảnh của điện thoại để sử dụng máy ảnh ngay trên ứng dụng mà không cần phải mở app chụp ảnh mặc định của điện thoại, và việc gọi API này thì không cần mạng. Ở một trường hợp khác, khi bạn vào xem thông tin một địa điểm nào đó trên Facebook thì sẽ thấy bản đồ chỉ đường tới địa điểm đó đúng không? Lúc đó Facebook sẽ gọi API (web services) từ Google Map để lấy thông tin bản đồ về và thao tác này chắc chắn cần mạng mới có thể làm được. Cho tới hiện tại, việc tranh cãi SOAP hay RESTful tốt hơn vẫn chưa hề kết thúc. Tùy thuộc vào tính chất của dự án và sở thích của lập trình viên mà chúng ta sẽ lựa chọn chuẩn phù hợp. SOAP có thể phức tạp, phải tuân thủ nhiều quy tắc nhưng đôi khi nó lại dễ sử dụng trong một số trường hợp, còn đàn em của nó là RESTful nổi lên như một giải pháp thay thế mới mẻ song vẫn có những vấn đề của riêng nó. Bài viết giới thiệu về API của mình đến đây là hết, mình rất vui vì một phần nào đó đã giúp các bạn có thêm những kiến thức mới. API theo chuẩn RESTful rất phổ biến, do đó kĩ năng kiểm thử API theo chuẩn này rất cần thiết với tester. Những bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu cho các bạn về những công cụ thường được sử dụng trong việc test API như Postman, Charles,… Hẹn gặp lại các bạn lần sau! Reference W3schools (no date) W3schools.com, W3Schools Online Web Tutorials. Available at: https://www.w3schools.com/xml/xml_soap.asp (Accessed: 04 October 2024).Jay (2023) Soap and rest at odds, The History of the Web. Available at: https://thehistoryoftheweb.com/soap-rest-odds/ (Accessed: 04 October 2024).Harrington, D. (2024) The history of rest apis - readme: Resource library, ReadMe. Available at: https://readme.com/resources/the-history-of-rest-apis (Accessed: 04 October 2024). Author: Thang Tran

          22/04/2022

          532

          Software Development

          +0

            22/04/2022

            532

            Giới Thiệu Về API Là Gì?

            img-001

            How-to

            Software Development

            +0

              Những Concepts Cốt Lõi Để Trở Thành Bậc Thầy Của Mọi FrontEnd Frameworks

              Ngày nay, Front-end web development không chỉ giới hạn ở HTML, CSS và JavaScript. Nhu cầu trải nghiệm web của người dùng ngày một cao, điều đó đòi hỏi FE phải mở rộng thêm nhiều libraries, frameworks để đáp ứng được công nghệ mới và gia tăng UI/UX. Vì thế rất nhiều frameworks được ra đời, và danh sách này sẽ còn gia tăng và phát triển trong rất nhiều năm tới. Đi kèm với đó, rất nhiều cuộc tranh cãi về việc đâu là framework tốt nhất, đâu là framework được developers chọn nhiều nhất, và dĩ nhiên, chưa bao giờ có câu trả lời thoả đáng bởi vì mỗi frameworks đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cuộc chiến giành thị phần của 3 ông lớn Reactjs, Angular, Vuejs ngày một nóng hơn, bên cạnh đó những Ember.js, Foundation, jQuery, Svelte,… vẫn đang trên đường tìm sự công nhận. Như lịch sử đã chứng minh, web development là một lĩnh vực phát triển với tốc độ mạnh mẽ, bạn sẽ ngụp lặn trong thế giới web nếu như không chuẩn bị sẵn sàng để chuyển từ framework này sang framework khác. Việc tiếp cận framework mới thực sự sẽ rất dễ dàng khi bạn nắm vững một vài concept chính trong bài viết này, và bạn sẽ trở thành một FE developer được săn đón trong nhiều năm tới, bất kể bạn đang chọn framework nào. 1. Components - cấu thành cơ bản nhất Component là khái niệm cơ bản nhất mà một FE developer phải nắm, nó là nền tảng của sự phát triển giao diện người dùng nhưng cũng là khái niệm quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Frontend frameworks hiện đại ngày nay. Nếu không thực sự hiểu về components, ứng dụng web của bạn có thể sẽ phình to rất nhanh. Vậy component là gì ? Một component là 1 tổ hợp của các phần tử HTML đi kèm với markup (styling) và các script xoay quanh các phần tử đó. Tất cả các thành phần nhỏ nhất của web sẽ nhóm lại theo các tính năng tương ứng, và quy về component. Lấy ví dụ: để show ra Todo list có 5 items, thì chúng ta sẽ phải xây dựng 2 components: Todo item: chứa giao diện của 1 item và các chức năng cần thiết như show content, edit & delete chính mình.Todo list: chứa 5 components Todo item và có chức năng show ra các items, phân trang nếu như có quá nhiều items,…. 3 thứ tạo nên components là Template, Styling, Script,và để có thể viết đc component thì FE developer phải nắm vững HTML, CSS, JS. Tại sao phải cần component ? Nếu như ko có component Todo item, và clients thay đổi specs, không có tính năng edit item nữa, thì developer phải thực hiện xoá phần code liên quan đến việc edit 5 lần. Điều này thực sự rất tốn thời gian so với việc chia component Todo Item và sử dụng lại, chỉ cần thay đổi content của component Todo Item 1 lần là sẽ áp dụng cho tất cả items. Vì vậy bắt buộc phải chia component khi lập trình web ở bất cứ framework nào. Việc chia components giúp chúng ta có thể tái sử dụng, dễ dàng sửa đổi và mở rộng code. Code sẽ sạch sẽ và tường minh hơn rất nhiều khi components đc chia hợp lý. 2. Lifecycle Hooks - những sự kiện trong vòng đời của 1 component Mỗi component instance sẽ trải qua 1 loạt các sự kiện khi nó đang tạo ra. Đồng thời, nó cũng chạy các function được gọi là life cycle hooks, cho phép người dùng có cơ hội thêm code ở các giai đoạn cụ thể. Cũng giống như tất cả lifecycle khác, lifecycle hooks của 1 component bao gồm các sự kiện quan trọng diễn ra trong quá trình sống của component đó, lấy ví dụ, component được sinh ra (init), component setup data, compile template, mount instance đó vào DOM (mounted), và update DOM khi data thay đổi, và cuối cùng là component mất đi (unmounted). Mỗi Framework sẽ có cách tiếp cận lifecycle hooks khác nhau, nên FE developer cần phải nắm được Lifecycle Diagram của từng framework. Để dễ hiểu hơn, mình sẽ đưa ra 1 bài toán cụ thể, bài toán yêu cầu chỉ gọi API get về danh sách news khi vừa mở ra page News - page News được thiết kế là 1 component và API sẽ phải gọi khi nó init xong, dựa trên Lifecycle Diagram của từng framework chúng ta sẽ đặt code gọi API lần lượt ở trong các hooks ngOnInit (Angular), componentDidMount (Reactjs), mounted (Vuejs),…. 3. Data Binding - Ràng buộc dữ liệu Mỗi framework sẽ có 1 cơ chế data binding khác nhau, nhưng nhìn chung là chỉ cần nắm được syntax của những mục bên dưới. Text interpolation - show value của variables trên UI Angular, Vuejs: sử dụng "Mustache" syntax (double curly braces) <span>Message: {{ msg }}</span> React: sử dụng special syntax của JSX (curly braces) <span>Message: { msg }</span> Attribute Bindings - thao tác đến attribute của elements Để input value cho attribute thì mỗi framework đều có sử dụng 1 cách khác nhau, hãy xem ví dụ bên dưới: Angular - sử dụng [] trên attribute <a [href]="url">...</a> Vuejs - sử dụng : trên attribute <a :href="url">...</a> Reactjs - sử dụng curly braces {} trên variable <a href={url}>...</a> Class & Style Binding - thao tác đến class và inline style của elements ​ class và style là attributes đặc biệt của element, một số frameworks support cách binding với Object, Array, sẽ tạo ra code tường minh hơn. 4. Components interaction - Tương tác giữa các components Sự tương tác giữa các component có liên hệ với nhau là rất cần thiết trong modern frameworks. Các component lồng ghép nhau tạo nên component tree, và mỗi node trong tree sẽ là 1 component. node này có thể là parent của node kia, và cũng có thể là 1 child của 1 node khác. Mối quan hệ chủ yếu là parent - child. Nếu thực hiện tương tác giữa 2 node cách quá xa nhau có thể rơi vào case props drilling. Các cách để interact giữa parent & child mà frameworks thường hay sử dụng: Truyền data từ parent vào child: truyền value vào cho child sử dụng.Parent lắng nghe events từ child: tạo function và truyền vào cho child, child sẽ execute function và gửi kèm data ra cho parent khi một event xác định diễn ra.Parent truy cập trực tiếp đến child: parent có thể truy cập đến tất cả variable và function ở bên trong child, thậm chí là thay đổi value của variable, hoặc thực thi function của child. 5. Routing - Điều hướng Client-side routing là chìa khóa của SPA frameworks mà chúng ta thấy ngày nay. Rất dễ để implement nhưng cần nắm vững routing hierarchy.Đầu tiên hãy tìm hiểu về dynamic routing . Trở lại với ví dụ todos ở mục 1, trang list ra tất cả todos sẽ có route /todos, khi user nhấp vào 1 todo, họ sẽ được đưa đến một trang dành riêng cho todo đó (Todo Detail), route của trang này sẽ phải có dạng /todos/:id. id là 1 dynamic variable, dù id=1, id=2 cũng sẽ show ra trang Todo Detail. Tiếp theo, hãy tìm hiểu về cách để nested routing - trong 1 route sẽ có nhiều routes con phụ thuộc, nó cho phép thay đổi các fragment cụ thể của view dựa trên current route. Ví dụ: trên trang user profile, sẽ hiển thị nhiều tab (ví dụ: Profile, Account) để điều hướng qua user info. Bằng cách nhấp vào các tab này, URL trong trình duyệt sẽ thay đổi, nhưng thay vì thay thế toàn bộ trang, chỉ nội dung của tab được thay thế. Cuối cùng, hãy luôn lưu ý đến việc sử dụng lazy loading cho route, nó sẽ giúp cho webapp nhẹ hơn khi chỉ cần load những đoạn code liên quan đến route đang mở, thay vì load hết tất cả code ngay lần đầu tiên truy cập đến trang web. Theo diagram, có thể thấy, StockTable được render nhanh hơn với 1546ms của lazy loading so sánh với 2470ms của eager loading. 6. State Management - Phương thức quản lý các state của app Khi một ứng dụng phát triển, sự phức tạp của việc quản lý state cũng tăng lên theo cấp số nhân. Trong một ứng dụng lớn, nơi chúng ta có rất nhiều components, việc quản lý state của chúng là một vấn đề lớn. Công việc chính của tất cả libraries hoặc frameworks là lấy state của ứng dụng, xử lý và biến nó thành DOM nodes, đó là lý do tại sao việc sắp xếp, quản lý state theo mô hình hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng của ứng dụng. Hãy tưởng tượng state management như một tầng cloud, bên dưới là component tree. Tất cả component trong tree có thể truy xuất lên cloud để lấy về những state mà nó mong muốn. ĐIều này giúp cho việc giao tiếp dữ liệu trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp 2 components không có quan hệ cụ thể trong tree. Phần lớn các thư viện về state management được xây dựng dựa trên kiến trúc Flux. Cách hoạt động State được truyền vào viewActions được triggered từ user trên viewActions update state trong storeState thay đổi value và truyền lại vào view Kiến trúc Flux bao gồm 3 đối tượng: Action & Store & Dispatcher. Cách làm việc này kết hợp với cấu trúc của Actions, Dispatchers, Reducer, đã tạo ra một tiêu chuẩn sẽ được áp dụng cho các thư viện tiếp theo cho rất nhiều ứng dụng. Từ đó, chúng ta có Redux, đây có lẽ là thư viện nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, ngày nay, tùy thuộc vào loại dự án và frameworks chúng ta đang sử dụng, chúng ta sẽ lựa chọn những thư viện quản lý state phù hợp nhất. Angular : NGRX : Ứng dụng Redux hướng tới Angular framework.ReactJS : Redux, thư viện nổi tiếng nhất về quản lý state khi code Reactjs.VueJS : Vuex, một thư viện giống Redux khi code VueJS. Vì vậy nếu nắm vững được ý tưởng của kiến trúc Flux, thì việc tiếp cận đến các libraries chuyên quản lý state rất dễ dàng. 7. Kết luận Lựa chọn framework vẫn là một chủ đề được bao quanh bởi các cuộc tranh luận. Không có đúng hay sai, chúng ta cần chọn những gì phù hợp nhất với dự án và con người trong team. Trong thực tế, có nhiều điểm khác biệt lớn giữa các frameworks, nhưng nhìn chung nắm bắt được các concepts trên sẽ giúp chúng ta làm chủ được công nghệ. Suy cho cùng, đó là mục tiêu của bài viết này, để mọi người học nhiều FrontEnd frameworks khác nhau ko còn là câu chuyện khó nữa! Author: Quan Do

              18/04/2022

              492

              How-to

              +1

              • Software Development

              18/04/2022

              492

              Những Concepts Cốt Lõi Để Trở Thành Bậc Thầy Của Mọi FrontEnd Frameworks

              Customize software background

              Want to customize a software for your business?

              Meet with us! Schedule a meeting with us!