Header image

Mini Apps – Ứng Dụng Công Nghệ Là Chìa Khoá Thành Công Với Doanh Nghiệp Của Bạn (Part 1)

13/05/2022

779

Mini Apps

Giới thiệu

Thị trường thương mại điện tử, chuyển đổi số, số hóa dữ liệu, bán hàng online … là một trong rất nhiều từ khóa mà chúng ta đã và đang được nghe hàng ngày trên thế giới Internet. Tuy nhiên, để hiểu và áp dụng được những từ khóa đó vào thực tế một cách hiệu quả nhằm giải quyết được bài toán vận hành, chi phí, cũng như các vấn đề tồn đọng hiện tại thì thực sự không hề đơn giản chút nào.

Chính vì vậy, việc lựa chọn giải pháp phù hợp để đảm bảo được hiệu quả vận hành, mang lại trải nghiệm tốt với khách hàng là một trong những chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp có thể từng bước tiến tới thành công hơn, nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về chi phí, hiệu quảđộ tiện dụng.

Chuỗi bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu và chia sẻ những kinh nghiệm về một mô hình ứng dụng đang được phát triển mạnh mẽ tại nhiều thị trường lớn trên thế giới, tựa bài viết nói về Mini Apps/ Mini programs và cách tạo ra một ứng dụng Mini App tại thị trường Nhật Bản.

Mini Apps – Chìa khoá để thành công với mô hình OMO

OMO – hay có thể hiểu và gọi với cái tên Online-Merged-with-Offline là hình thức kết hợp giữa mô hình Online và Offline của 1 doanh nghiệp, 1 đơn vị bán hàng, … nhằm cung cấp trải nghiệm cho người dùng 1 cách tốt nhất, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Nó giống như việc bạn muốn mua 1 sản phẩm tại cửa hàng, nhưng thay vì phải tới cửa hàng, xem sản phẩm, sử dụng thử, và thanh toán với nhiều thủ tục khác, … thì bạn có thể giảm rất nhiều thao tác để giúp cho người dùng vừa có thể trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng (Offline), vừa có thể thanh toán và nhận hàng ngay tại nhà (Online) và còn nhiều điều tuyệt vời hơn nữa tùy theo giải pháp mà bạn chọn để tăng hiệu quả và giúp bạn đo lường kết quả rõ ràng.

Để có thể làm được điều này, bạn có thể kết hợp với công nghệ (technology) thông qua các ứng dụng, web hoặc các phương tiện truyền thông, … nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào 1 giải pháp, đó là ứng dụng và web.

Mini Apps_1

Nếu bạn là chủ 1 cửa hàng, chắc hẳn đa số các bạn đều đã được tư vấn về việc triển khai 1 ứng dụng hoặc website của cửa hàng/ doanh nghiệp, để tạo profile cho khách hàng, giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng độ uy tín của cửa hàng, …

Tuy nhiên, việc có hàng nghìn, hàng triệu ứng dụng, website hiện tại làm cho khách hàng cảm thấy bị choáng ngợp và cảm thấy lười trong việc sử dụng và tải về. Cũng giống như việc, bạn đang quan tâm 5-10 cửa hàng chuyên về ẩm thực, mỗi cửa hàng đều triển khai 1 website/ứng dụng riêng biệt, mỗi ứng dụng đều có chức năng tích điểm cũng như nhắc nhở giống nhau, nghĩ thử xem, trên điện thoại của bạn cần phải tải về 10 ứng dụng tương tự như vậy chỉ để phục vụ cho cùng 1 nội dung, chỉ khác cửa hàng, và sau đó nếu vô tình bạn cần phải đổi điện thoại, bạn lại phải lặp lại thao tác tải về, …

Nghĩ tới thôi, chắc hẳn ai cũng cảm thấy bị stress và lâu dần chắc hẳn bạn sẽ bỏ hẳn hoàn toàn ứng dụng của cửa hàng đó. Tôi đã bỏ hẳn ứng dụng đặt vé xem phim của các hãng lớn như CGV, Lotte, … và chỉ tải về 1 ứng dụng đặt vé duy nhất là 123Phim chỉ để giảm dung lượng chiếc điện thoại và đăng nhập 1 nơi duy nhất, vẫn đủ chức năng cần.

Cũng vì lý do đó, giải pháp mô hình Mini Apps/ Mini Programs đã được triển khai và cũng là 1 trong những mô hình chuyển đổi số đang được áp dụng rộng rãi và thành công tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đi đầu vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … với thành công trong việc đưa các tiểu ứng dụng (mini app) tích hợp vào bên trong 1 ứng dụng khác như Line, WhatsApp, Wechat,… người dùng bây giờ thay vì chỉ xài 1 ứng dụng nhắn tin thông thường, thì nay họ đã có thể sử dụng rất nhiều tiện ích ứng dụng khác (mini app) bên trong ứng dụng tin nhắn này.

Cập nhật: Mini app đã và đang được triển khai và phát triển mạnh hơn bên ngoài các ứng dụng nhắn tin, bạn có thể triển khai mini app trên các ứng dụng thương mai điện tử khác như: Shopee, Lazada, Shopify, …. tùy theo mức độ hỗ trợ của nền tảng.

Lấy ví dụ như đại dịch Covid-19 vừa rồi, nếu việc triển khai hàng loạt ứng dụng chỉ với 1 mục đích duy nhất là kiểm soát đại dịch Covid, nhưng nếu mỗi tiện ích chỉ phục vụ cho 1 mục đích cụ thể khác nhau, thì người dùng sẽ cần phải tải về rất nhiều ứng dụng trong thiết bị, điều này gây trải nghiệm không tốt, tốn kém và đôi lúc gây tác dụng ngược tới tâm lý người sử dụng. Vậy thì, đây chính là từ khóa để bạn nghĩ tới Mini App.

Dưới đây là danh sách 1 vài ứng dụng cho phép tích hợp Mini App/ Mini Programs vào ứng dụng.

STTỨng dụngThị trường
1LineNhật Bản, Đài Loan, Thái Lan
2WhatsAppMỹ, Global
3WeChat/WeixinTrung Quốc, Global
4ZaloViệt Nam, Myanmar
5KakaotalkHàn Quốc

Ưu điểm khi sử dụng Mini App

  • Lượng người dùng sẵn có và rất lớn, vì ứng dụng nhắn tin này phục vụ cho đa số dân cư tại quốc gia sử dụng nên số lượng người dùng ứng dụng là rất lớn.
  • Chủ sở hữu uy tín và là các tập đoàn lớn.
  • Hỗ trợ và nhà phát triển cũng như doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm rất nhiều chi phí vận hành, bạn trả tiền cho những gì bạn sử dụng.
  • Chỉ cần cài đặt duy nhất 1 ứng dụng.
  • Bạn có thể làm báo cáo, thống kê lượt sử dụng của khách hàng, tận dụng hành vi mua sắm của khách hàng trên nền tảng.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào tính năng mở, hỗ trợ của nền tảng bạn sử dụng.

Trong chủ đề ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ về Line Mini App – là 1 trong nền tảng và giải pháp đang được triển khai mạnh mẽ tại Nhật Bản, nội dung bài viết xoay quanh cách việc bạn xác định vấn đề của doanh nghiệp, định hình vấn đề để tìm ra giải pháp phù hợp hướng tới sử dụng Mini App để giải quyết bài toán của bạn. Chuỗi bài viết này sẽ xuyên suốt cho tới khi bạn có thể tạo ra 1 ứng dụng Mini App tích hợp trên Line cơ bản.

Line Mini App

Line là 1 trong những nền tảng ứng dụng nhắn tin phổ biên bậc nhất tại Nhật Bản, với lượng người dùng rất lớn, tiện lợi và gắn liền với đời sống người dân Nhật, ứng dụng này dần trở nên phổ biến và hầu như mọi người Nhật đều có ứng dụng này trên thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính, máy tính bảng, …) của mình.

Line cũng đang phát triển mạnh và lan tỏa ra 2 thị trường khác bao gồm Đài Loan và Thái Lan.

Nghĩ đơn giản hơn, nếu bạn ở Việt Nam, bạn thường dùng ứng dụng Zalo để nhắn tin, công việc thì cũng giống như tại Nhật bạn buộc phải cài ứng dụng Line vậy. Ứng dụng nhắn tin Line đã và đang được sử dụng với tất cả người dân Nhật Bản, độ tiện dụng của nó chắc hẳn người Nhật nào cũng đã nhận ra. Chính vì lẽ đó, Line cũng đã tận dụng nền tảng của mình để phát triển và phát hành ra cho nhà phát triển những công cụ, tiện ích và thư viện để nhà phát triển có thể tạo ra những ứng dụng tích hợp vào bên trong nền tảng Line, việc tạo ra những ứng dụng nhỏ chạy trên nền tảng Web và tích hợp vào Line được gọi là Line Mini App.

Ứng dụng Line Mini App hiển thị các sản phẩm và mua hàng trên ứng dụng
Ứng dụng Line Mini App hiển thị các sản phẩm và mua hàng trên ứng dụng

Một vài ví dụ về ứng dụng của Line Mini App đang được đẩy mạnh tại thị trường Nhật, bao gồm:

  • Cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm.
  • Ứng dụng tích điểm, chăm sóc khách hàng.
  • Ứng dụng nhắc nhở khách hàng về sức khỏe, tài chính, lời khuyên, …
  • Ứng dụng thông báo tới khách hàng, chia sẻ thông tin khuyến mãi, giảm giá, happy hours, …
  • Ứng dụng cho việc thanh toán, sử dụng Line Pay hoặc các hệ thống payment tùy chỉnh.
  • … và còn vô vàn trải nghiệm khác.

Ứng dụng Line Mini App: Đăng ký đặt chỗ tại cửa hàng cắt tóc
Ứng dụng Line Mini App: Đăng ký đặt chỗ tại cửa hàng cắt tóc

Để hiểu sâu hơn về cách tạo ra 1 ứng dụng, chúng ta sẽ cùng đi hết Seri của chuỗi bài viết để biết cách tạo 1 ứng dụng Line Mini App để giải quyết bài toán hiển thị thông tin cửa hàng và nắm được những use-case mà chúng ta có thể làm việc được khi người dùng sử dụng cửa hàng trên mini app này như thế nào nhé.

Kết luận

Mini App đã và đang là làn sóng chuyển đổi số phổ biến tại rất nhiều quốc gia lớn, và nó sẽ là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp, tổ chức thậm chí chính phủ dùng để triển khai ứng dụng mình trên một nền tảng khác, với chi phí thấp, tính khả dụng cao và nó thực sự linh hoạt khi kết hợp cùng với nền tảng nhắn tin, mạng xã hội để tiếp cận khách hàng một cách đơn giản nhất, giúp người tiêu dùng gắn kết hơn với nền tảng này.

Bài tiếp theo, chúng ta sẽ nói về Làm thế nào để tạo ra một ứng dụng Line Mini App trên nền tảng Line, các bạn có thể theo dõi tiếp nhé.

Liên kết

Author: Kiet Vo

Related Blog

aws-infra

How-to

Online-Merge-Offline Retail

+0

    Mini Apps – Ứng Dụng Công Nghệ Là Chìa Khoá Thành Công Với Doanh Nghiệp Của Bạn (Part 3)

    Giới thiệu Chào các bạn, như vậy sau 2 bài viết trong chuỗi Seri tìm hiểu về Line Mini App của mình, chắc hẳn mọi người cũng đã nắm được cơ bản về việc tạo channel cũng như khởi tạo LIFF app rồi. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để triển khai ứng dụng LIFF app theo đề bài ban đầu. Tạo một ứng dụng chuyên tích điểm dành cho khách hàng thường xuyên check-in tại cửa hàng, và khi khách hàng đạt ngưỡng một số điểm nhất định, chúng ta sẽ gửi thông báo tới khách hàng và tặng khách hàng mã Voucher giảm giá sản phẩm, với yêu cầu đơn giản này, chúng ta hãy cùng xem ứng dụng mini app có thực sự tiện lợi không nhé. Đọc kỹ yêu cầu, chúng ta có 2 yêu cầu chính trong ứng dụng này. Chức năng tích điểm khi check-in tại cửa hàng, mỗi khi khách hàng tới cửa hàng sẽ nhấn nút check-in và hệ thống sẽ lưu lại và tặng điểm cho mỗi lần khách hàng thực hiện thao tác này.Chức năng gửi Voucher cho khách hàng khi tích đủ số Point nhất định. Lựa chọn giải pháp Khi tiến hành với việc triển khai giải pháp bằng việc lựa chọn công nghệ thích hợp, việc đầu tiên chúng ta cần phải nghĩ tới ngay đó là hiệu quả và chi phí vận hành. Rõ ràng, có rất nhiều giải pháp để triển khai một hệ thống, tuy nhiên để cân bằng trạng thái P/P (Price-Performance Ratio - tỷ lệ cân bằng giữa giá và hiệu suất) là điều rất cần thiết. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những giải pháp đáp ứng được P/P, đang được rất nhiều hệ thống nhỏ sử dụng hiệu quả, giải pháp liên quan tới Cloud và Serverless, cụ thể trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và triển khai về AWS Cloud và Serverless (Lambda + API Gateway) Dưới đây là mô hình AWS infrastructure cơ bản để demo sản phẩm này. Giải thích thành phần: API Gateway: cổng kết nối trung gian dịch vụ giữa ứng dụng LIFF và các dịch vụ bên trong (Lambda), là nơi thiết kế các API truy xuất dữ liệu.CloudFront: là CDN dùng để kết nối tới các host chứa dữ liệu, dữ liệu bài viết này là source code của ứng dụng Web, chúng ta sử dụng Single Page Web App cho ứng dụng sắp triển khai.S3: hiện là nơi lưu trữ dữ liệu source code của web app (SPA).Lambda: là một dạng computing được viết theo từng function, thay cho máy chủ để tính toán, truy xuất dữ liệu từ DB và trả về kết quả, chúng ta không cần máy chủ trong ứng dụng này, mọi chi phí sẽ dựa theo lượng request sử dụng.DynamoDB: là cơ sở dữ liệu (Database Engine) lưu trữ thông tin của user, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ lưu trữ số Point của end-user.CloudWatch: là nơi lưu trữ log của Lambda và dùng để trigger sự kiện theo schedule, ở bài viết này chúng ta sẽ dùng CloudWatch trigger mỗi 5 phút/ lần để gửi mã Voucher thử nghiệm nếu user đã đủ point.Messaging API: Là API do LINE cung cấp, dùng để gửi message tới user đang sử dụng LINE app và đã đăng ký với channel ứng dụng của chúng ta đang triển khai.LIFF SDK: là SDK dùng để tích hợp với Web app mà ta sẽ triển khai. Như vậy, chúng ta đã đi sơ qua các thành phần và giải pháp sẽ triển khai ứng dụng, bước tiếp theo chúng ta cần đăng ký tài khoản AWS và cùng thử xem sơ qua cách tính chi phí vận hành của ứng dụng với mô hình này nhé. Tìm hiểu về AWS và đăng ký tài khoản Ở phần trên, chúng ta sẽ thực hiện giải pháp sử dụng AWS Cloud làm mô hình Serverless cho ứng dụng, để bắt đầu, bạn cần hiểu sơ về AWS Cloud. Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng—bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ—đều tin tưởng vào AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn. Đăng ký tài khoản AWS của bạn ngay. Sau khi đã đăng ký được tài khoản, bạn tiến hành đăng nhập, để đảm bảo tuân thủ Security Best Practice, bạn không nên sử dụng Root user, nhưng trong phạm vi khuôn khổ bài viết, chúng ta sẽ sử dụng root user để triển khai. Đừng quên tìm hiểu thêm lý do vì sao không nên xài root user. Giao diện đăng nhập AWS sau khi đăng nhập thành công sẽ như thế này. Như vậy là xong, bạn đã hoàn tất việc tạo 1 tài khoản AWS, lưu ý, mọi dịch vụ trên AWS đều có thể mất phí, vì vậy bạn cần hiểu rõ về dịch vụ mình cần sử dụng, để không mất quá nhiều tiền cho sản phẩm thử nghiệm của mình nhé, trong khuôn khổ bài viết chúng ta không thể phân tích chi tiết về phí dịch vụ, nhưng hãy luôn lưu ý vấn đề này khi sử dụng AWS Cloud. Kết thúc Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta đã hình dung được mô hình cấu trúc (AWS infrastructure) AWS khi triển khai ứng dụng LIFF App cùng với Serverless. Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ xây dựng một ứng dụng và triển khai (deploy) ứng dụng này lên Cloud, các bạn cùng chờ bài viết tiếp theo nhé. Cùng đón đọc các phần trước của series này nhé! Author: Kiet Vo

    03/06/2022

    607

    How-to

    +1

    • Online-Merge-Offline Retail

    Mini Apps – Ứng Dụng Công Nghệ Là Chìa Khoá Thành Công Với Doanh Nghiệp Của Bạn (Part 3)

    03/06/2022

    607

    intro2

    How-to

    Online-Merge-Offline Retail

    +0

      Mini Apps – Ứng Dụng Công Nghệ Là Chìa Khoá Thành Công Với Doanh Nghiệp Của Bạn (Part 2)

      Giới thiệu Ở bài viết trước, chúng ta đã hiểu được Line Mini App là gì, cũng như những ví dụ minh họa cơ bản về những trường hợp nên sử dụng Mini App trên Line. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ làm quen với việc tạo một ứng dụng Line Mini App và tích hợp nó vào trong Line. Trước khi bắt đầu tạo một ứng dụng Line Mini App sẽ cần phải xác định trước những yêu cầu của nền tảng mà bạn đang tính xây dựng, thông thường sẽ liên quan tới luật và chính sách của quốc gia sở tại, vậy nên bạn nên đọc kỹ phần chính sách và điều khoản để đáp ứng được các yêu cầu. Đối với Line, yêu cầu đó có thể bao gồm: thông tin khách hàng, thông tin doanh nghiệp, nội dung chia sẻ và vấn đề liên quan tới bản quyền, … và lưu ý quan trọng, trong quá trình phát triển ứng dụng bạn có thể hoạt động tự do. Tuy nhiên, để ứng dụng được Publish, bạn cần được review và chấp nhận từ công ty Line. Để tìm hiểu kỹ hơn về điều khoản và chính sách liên quan tới Line Mini App, bạn có thể xem bảng chi tiết tại đây. Lưu ý, với mỗi quốc gia sẽ có chính sách riêng biệt hãy xem kỹ nội dung theo quốc gia bạn đang hướng tới để áp dụng phù hợp với giải pháp định chọn. Sau khi đã xác định và hiểu rõ, bạn có thể bắt đầu tiến hành tạo một ứng dụng Line Mini App theo các bước trong mục tiếp theo. Tạo ứng dụng Line Mini App Để bắt đầu với một ứng dụng, giả sử chúng ta đang xây dựng ứng dụng Line Mini App là một ứng dụng chuyên tích điểm dành cho khách hàng thường xuyên check-in tại cửa hàng, và khi khách hàng đạt ngưỡng một số điểm nhất định, chúng ta sẽ gửi thông báo tới khách hàng và tặng khách hàng mã Voucher giảm giá sản phẩm, với yêu cầu đơn giản này, chúng ta hãy cùng xem ứng dụng mini app có thực sự tiện lợi không nhé. Dưới đây, là các bước cần chuẩn bị trước khi tạo ứng dụng Mini App. Chuẩn bị tài khoản Line Việc đầu tiên, bạn cần truy cập tới trang quản trị dành cho nhà phát triển ứng dụng (nhấn tại đây). Bạn có thể đăng nhập với tài khoản Line hoặc tài khoản doanh nghiệp trên Line, để tìm hiểu kỹ hơn về tài khoản doanh nghiệp, hãy tham khảo tại đây. Sau khi đã đăng nhập thành công, màn hình quản trị sẽ hiển thị như dưới, bạn cần tạo 1 Provider để thử nghiệm, nhấn vào nút Create Điền tên Provider, ở đây chúng ta đặt tên Test-Mini-App, sau đó nhấn Create Sau khi quá trình tạo Provider hoàn tất, bạn được chuyển tới màn hình mới, với 3 Tabs chính:Channels: đây là tất cả các kênh mà nền tảng Line hỗ trợ để bạn có thể xây dựng các dịch vụ, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ cần quan tâm tới 2 channel là Line Login Channel và Line Messaging API ChannelRoles: đây là nơi bạn có thể thêm thành viên, nhà phát triển và người kiểm thử (Tester) để có quyền kết nối tới các channel bạn đã tạo.Settings: là những cài đặt cơ bản quan tới Provider. Lựa chọn giữa LIFF hoặc Line Mini App Sau khi khởi tạo tài khoản và tạo Provider ở bước trên, ở bước này chúng ta có thể tiến hành khởi tạo Line Mini App channel để bắt đầu, tuy nhiên, để có thể tạo được 1 Line Mini App channel, bạn sẽ qua bước kiểm tra và xác nhận từ LINE. Việc này sẽ tốn thời gian, vậy nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tới LIFF (LINE Front-end Framework), là nền tảng tương tự như Line Mini App và không cần phải chờ đợi review từ LINE. Trước hết, chúng ta sẽ xem qua những điểm khác biệt giữa LIFF và Line Mini App Điểm chung: Cả 2 đều chạy trên nền tảng Web và chạy bởi trình duyệt LIFF, được nhúng vào trong ứng dụng Line.Cả 2 đều có thể tích hợp nhiều công nghệ web mới nhất để cung cấp nhanh dịch vụ. Điểm riêng: LIFF appLINE MINI AppMôi trường- Chạy trên ứng dụng LINE.- Chạy được trên hầu hết các trình duyệt phổ biến.- Chỉ chạy được duy nhất trên ứng dụng LINE (điện thoại)LINE review và chấp nhậnKhông cần, bạn có thể phát hành bất cứ lúc nào.- Phải được review và chấp nhận bởi LINE.- Sau khi thỏa mãn điều kiện review, ứng dụng Line Mini App sẽ được xuất hiện bằng chức năng tìm kiếm và tại tab Home của ứng dụng LINE.Service message chat roomKhông có sẵnBạn có thể sử dụng, chức năng có sẵn trên toàn bộ ứng dụng Line Mini Apps. Tham khảo: tại đây Trong khuôn khổ seri này, chúng ta sẽ lựa chọn LIFF app, là phương án nhanh nhất để bắt đầu, sau khi phát triển hoàn tất, chúng ta có thể tiến hành chuyển đổi sang Line Mini App channel. Tiếp theo, hãy tạo 2 channels như đã đề cập bên trên, bao gồm: Line Login channel: hãy để mọi thông tin là mặc định, lưu ý vài điểm sau.Region: chọn JapanCompany or owner's country or region: JapanChannel name: DEV-Login channelChannel description: Line Mini AppApp Type: chọn WebMessaging API channel: hãy để mọi thông tin là mặc định, lưu ý vài điểm sau.Company or owner's country or region: JapanChannel name: DEV-Messaging APIChannel description: Line Mini AppCategory: Local Business and E-commerceSubcategory: Shopping & retail Như vậy, là xong phần chuẩn bị cơ bản liên quan tới quản trị trên nền tảng Line, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm về tài liệu để khởi tạo một ứng dụng mini app trên Line, hãy cùng tìm hiểu về LIFF (LINE Front-end Framework), một nền tảng chạy trên web app được cung cấp bởi LINE. Khởi tạo LIFF apps. Ở bước bên trên, chúng ta đã khởi tạo thành công 1 Provider có chứa sẵn 2 Channels là Login channel và Messaging API channel, ở bước này chúng ta sẽ tiến hành khởi tạo 1 LIFF app và cấu hình LIFF app có thể tương tác với 2 channel này nhé. Line Mini App là ứng dụng chạy trên nền tảng web và nó chạy trên LINE.LIFF app (LINE Front-end Framework) là một framework dùng để xây dựng 1 ứng dụng web, được cung cấp bởi LINE, sử dụng LIFF, bạn sẽ giảm rất nhiều thời gian để xây dựng, xử lý, vì mọi thứ đã được LINE định nghĩa và cung cấp bên trong LIFF. Phiên bản mới nhất hiện tại của LIFF là version 2 (LINE Front-end Framework v2)Bạn có thể sử dụng tính năng thử nghiệm (playground) với LIFF playground để dễ hình dung hơn các tính năng của LIFF. Bước 01: Truy cập vào Login channel và tạo 1 LIFF app. Bước 02: Nhập thông tin, ví dụ như bên dưới Tên trườngMô tảGiá trịLIFF app nameTên của ứng dụng.demo-appSizeLà kích thước của LIFF brower khi bật lênFullEndpoint URLLà tên miền của ứng dụng, chúng ta sẽ cập nhật lại sauhttps://localhost.com:3000Scopeskhai báo quyền cần cấp để xin dữ liệu khi chứng thực với LINEprofile, openidBot link featureoffScan QRonModule modeoff Bước 03: Sau khi đã điền đủ thông tin, nhấn vào nút Add, và quá trình tạo 1 LIFF app đã hoàn tất. Kết thúc Như vậy, với những bước trên, bạn đã hoàn thành được việc đăng ký tài khoản LINE, khởi tạo 1 ứng dụng LIFF trên LINE console. Bài tiếp theo, chúng ta sẽ sang một seri mới liên quan tới kỹ thuật, đó là làm thế nào để triển khai ứng dụng LIFF và chạy nó trên nền tảng LINE. Author: Kiet Vo

      20/05/2022

      1.04k

      How-to

      +1

      • Online-Merge-Offline Retail

      Mini Apps – Ứng Dụng Công Nghệ Là Chìa Khoá Thành Công Với Doanh Nghiệp Của Bạn (Part 2)

      20/05/2022

      1.04k

      line mini app to digital transform customer service

      Online-Merge-Offline Retail

      Our success stories

      +0

        LINE Mini App: Digital Transform Customer Service with Digital Point Cards

        SupremeTech has been on an impressive journey of building and developing, positively impacting customers. One of our recent and innovative projects involved meeting our client's request to launch digital point cards integrated in Line Mini App. These cards allow customers to accumulate points or make payments within their network of stores. Previously, our client used physical cards for this purpose. However, recognizing the potential of using digital means to encourage more transactions, they swiftly moved forward. Initiating suitable solutions for a traditional issue With a commitment to customer satisfaction and delivering the best app experience, we proved our capabilities in doing this project. Understanding the client's needs, we embarked on research to provide a viable solution for developing and maintaining a mobile application for issuing and managing digital point cards. The app enables users to effortlessly carry and use their point cards on their smartphones, with key features including card issuance, displaying corresponding barcodes, and generating one-time barcodes for transactions. Developing a Loyalty App on Line App: What Sets it Apart A unique requirement for this project was the development of a mini-app on the Line app. Line, a popular international communication and calling app developed by LINE Corporation, offers various gaming and platform applications for users' entertainment and interaction within a virtual environment. This was an entirely new platform for SupremeTech, and despite no prior experience, the team immediately dove into research. Developing the app on Line presented challenges such as limited customization options for interface and user experience, adherence to Line's regulations, and potential limitations or lack of support for specific features. Overcoming Challenges and Successfully Launching the Line Mini-App Despite these challenges, SupremeTech successfully completed the Line mini-app project. Leveraging the versatility of React and Node.js, the team maximized Line's API and SDK potential for seamless integration and interaction with Line App features. Additionally, research was conducted to combine with other systems for data retrieval. After six months of dedicated efforts, the Loyalty App on Line App was successfully released. Highlighted Features This mobile app can issue digital point cards by entering user information or linking with physical cards to display information as barcodes. Key features include: Card Issuance: Allows customers to issue digital point cards.Barcode Display: Displays corresponding barcodes for each digital point card.One-time Barcodes: Generates one-time barcodes for specific transactions or interactions. Contributing to the Business Ecosystem This technological solution significantly contributes to the current business ecosystem by optimizing customer loyalty programs. It encourages customer transactions across all business service points. The app seamlessly connects with customer data systems, ensuring a smooth experience for the business and its customers. If you want to modernize your business and enterprise ecosystem with a cutting-edge loyalty app, don't hesitate to contact SupremeTech. We're here to help your business thrive.

        05/12/2023

        1.66k

        Thuong Truong

        Online-Merge-Offline Retail

        +1

        • Our success stories

        LINE Mini App: Digital Transform Customer Service with Digital Point Cards

        05/12/2023

        1.66k

        Thuong Truong

        ionic vs react native

        Software Development

        +0

          Ionic vs. React Native: A Comprehensive Comparison

          Ionic vs. React Native is a common debate when choosing a framework for cross-platform app development. Both frameworks allow developers to create apps for multiple platforms from a single codebase. However, they take different approaches and excel in different scenarios. Here’s a detailed comparison. Check out for more comparisons like this with React Native React Native vs. Kotlin Platform Native Script vs. React Native The origin of Ionic Framework Ionic Framework was first released in 2013 by Max Lynch, Ben Sperry, and Adam Bradley, founders of the software company Drifty Co., based in Madison, Wisconsin, USA. What's the idea behind Ionic? The creators of Ionic saw a need for a tool that could simplify the development of hybrid mobile apps. At the time, building apps for multiple platforms like iOS and Android required separate codebases, which was time-consuming and resource-intensive. Therefore, the goal was to create a framework that allowed developers to use web technologies—HTML, CSS, and JavaScript—to build apps that could run on multiple platforms with a single codebase. Its release and evolution over time The first version of Ionic was released in 2013 and was built on top of AngularJS. It leveraged Apache Cordova (formerly PhoneGap) to package web apps into native containers, allowing access to device features like cameras and GPS. 2016: With the rise of Angular 2, the team rebuilt Ionic to work with modern Angular. The renovation improved performance and functionality. 2018: Ionic introduced Ionic 4, which decoupled the framework from Angular, making it compatible with other frameworks like React, Vue, or even plain JavaScript. 2020: The company developed Capacitor, a modern alternative to Cordova. It provides better native integrations and supports Progressive Web Apps (PWAs) seamlessly. Key innovations of Ionic First of all, Ionic popularized the use of web components for building mobile apps. In addition, it focused on design consistency, offering pre-built UI components that mimic native app designs on iOS and Android. Thirdly, its integration with modern frameworks (React, Vue) made it appealing to a broader developer audience. Today, Ionic remains a significant player in the hybrid app development space. It's an optimal choice for projects prioritizing simplicity, web compatibility, and fast development cycles. It has a robust ecosystem with tools like Ionic Studio. Ionic Studio is a development environment for building Ionic apps. The origin of React Native React Native originated at Facebook in 2013 as an internal project to solve challenges in mobile app development. Its public release followed in March 2015 at Facebook’s developer conference, F8. Starting from the problem of scaling mobile development In the early 2010s, Facebook faced a significant challenge in scaling its mobile app development. They were maintaining separate native apps for iOS and Android. It made up duplicate effort and slowed down development cycles. Additionally, their initial solution—a hybrid app built with HTML5—failed to deliver the performance and user experience of native apps. This failure prompted Facebook to seek a new approach. The introduction of React for Mobile React Native was inspired by the success of React, Facebook’s JavaScript library for building user interfaces, introduced in 2013. React allowed developers to create fast, interactive UIs for the web using a declarative programming model. The key innovation was enabling JavaScript to control native UI components instead of relying on WebView rendering. Its adoption and growth React Native quickly gained popularity due to its: Single codebase for iOS and Android.Performance comparable to native apps.Familiarity for web developers already using React.Active community and support from Facebook. Prominent companies like Instagram, Airbnb, and Walmart adopted React Native early on for their apps. Today, React Native remains a leading framework for cross-platform app development. While it has faced competition from newer frameworks like Flutter, it continues to evolve with strong community support and regular updates from Meta (formerly Facebook). Ionic vs. React Native: What's the key differences? Core Technology and Approach React Native Uses JavaScript and React to build mobile apps.Renders components using native APIs, resulting in apps that feel closer to native experiences.Follows a “native-first” approach, meaning the UI and performance mimic native apps. Ionic Uses HTML, CSS, and JavaScript with frameworks like Angular, React, or Vue.Builds apps as Progressive Web Apps (PWAs) or hybrid mobile apps.Renders UI components in a WebView instead of native APIs. Performance React Native: Better performance for apps that require complex animations or heavy computations.Direct communication with native modules reduces lag, making it suitable for performance-intensive apps. Ionic: Performance depends on the capabilities of the WebView.Works well for apps with simpler UI and functionality, but may struggle with intensive tasks or animations. User Interface (UI) React Native: Leverages native components, resulting in a UI that feels consistent with the platform (e.g., iOS or Android).Offers flexibility to customize designs to match platform guidelines. Ionic: Uses a single, web-based design system that runs consistently across all platforms.While flexible, it may not perfectly match the native look and feel of iOS or Android apps. Development Experience React Native: Ideal for teams familiar with React and JavaScript.Offers tools like Hot Reloading, making development faster.Requires setting up native environments (Xcode, Android Studio), which can be complex for beginners. Ionic: Easier to get started for web developers, as it uses familiar web technologies (HTML, CSS, JavaScript).Faster setup without needing native development environments initially. Ecosystem and Plugins React Native: Extensive library of third-party packages and community-driven plugins.Can access native features directly but may require writing custom native modules for some functionalities. Ionic: Has a wide range of plugins via Capacitor or Cordova for accessing native features.Some plugins may have limitations in terms of performance or compatibility compared to native implementations. Conclusion: Which One to Choose? Choose React Native if:You want high performance and a native-like user experience.Your app involves complex interactions, animations, or heavy processing.You’re building an app specifically for mobile platforms.Choose Ionic if:You need a simple app that works across mobile, web, and desktop.You have a team of web developers familiar with HTML, CSS, and JavaScript.You’re on a tight budget and want to maximize code reusability. Both frameworks are excellent in their own right. Your choice depends on your project’s specific needs, the skill set of your development team, and your long-term goals.

          19/11/2024

          18

          Linh Le

          Software Development

          +0

            Ionic vs. React Native: A Comprehensive Comparison

            19/11/2024

            18

            Linh Le

            Customize software background

            Want to customize a software for your business?

            Meet with us! Schedule a meeting with us!